Báo chí nước ngoài: Việt Nam có thể mua siêu tăng Armata của Nga
Military Watch nói Việt Nam và Ấn Độ là 2 trong 5 khách hàng tiềm năng nhất của dòng siêu tăng Armata.
T-14 Armata là một trong ba xe tăng chiến đấu thế hệ thứ tư đang hoạt động hiện nay, cùng với K2 Black Panther của Hàn Quốc và Type 10 của Nhật Bản. Một số công nghệ và hệ thống vũ khí mới hiện đang được phát triển để tích hợp trên siêu tăng Armata.
Các khả năng tiên tiến của xe tăng có khả năng khiến nó trở nên hấp dẫn đối với các khách hàng vũ khí Nga, đặc biệt là khi quá trì phát triển hoàn tất. Việc mua T-14 sẽ mang lại cho khách hàng mộ vũ khí lợi thế về chất lượng so với các đối thủ tiềm tàng. Dưới đây là 5 quốc gia khách hàng tiềm năng hàng đầu của xe tăng T-14 Armata.
Ấn Độ là khách hàng hàng đầu của cả xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 và T-90, và đã bày tỏ sự quan tâm đáng kể đối với T-14. Với sự thất bại của chương trình xe tăng chiến đấu Arjun bản địa, chậm hơn một thập kỷ so với lịch trình và không đáp ứng các tiêu chuẩn về hiệu suất cần thiết, Quân đội Ấn Độ sẽ tiếp tục phụ thuộc vào xe tăng Nga trong tương lai gần.
Trong khi Ấn Độ đã đặt hàng vài trăm xe tăng T-90 mới, hiện đang được giao, bên cạnh việc hiện đại hóa các đơn vị bọc thép hiện có vài nghìn xe, Ấn Độ được cho là sẽ đặt mua T-14 sau khi các đơn hàng cũ đã hoàn tất.
Với việc nước láng giềng Trung Quốc đang đưa vào biên chế các xe tăng ngày càng tiên tiến như Type 99A, có thể cạnh tranh với T-90 và vượt trội so với T-72, trong khi cả Trung Quốc và Pakistan đầu tư mạnh cho các hệ thống chống tăng, T-14 có thể là phương tiện lý tưởng để Ấn Độ có được một lợi thế dựa vào chất lượng.
Giống như Ấn Độ, Việt Nam, theo Military Watch, đã mua các hệ thống vũ khí tối tân của Nga, từ tàu ngầm và máy bay chiến đấu cho đến các hệ thống phòng không và xe tăng chiến đấu.
Là một khách hàng lớn mua xe tăng T-90, Việt Nam có thể sẽ xem xét nghiêm túc việc mua T-14 khi khả năng tấn công xe tăng cũng như công nghệ bọc giáp xe tăng của các nước láng giềng tiếp tục được cải thiện.
Ngoài Ấn Độ, Việt Nam, Military Watch cho rằng Ai Cập, Belarus và Algeria đều là những khách hàng tiềm năng của dòng siêu tăng Armata.
Belarus và Algeria có truyền thống sử dụng vũ khí Nga từ lâu, trong khi Ai Cập trong một hai thập kỷ gần đây đã tăng cường nhập khẩu vũ khí từ Nga.
Anh Minh/TP