86
topics
412934

Báo cáo TIP 2020 chưa nhìn nhận khách quan công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam

26/07/2020 06:06

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế đối với các nước đang phát triển ở châu Á – Thái Bình Dương, sau khi nhu cầu nội địa mạnh mẽ thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn dự kiến ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Công nhân tại xí nghiệp may xuất khẩu thuộc tỉnh Hưng Yên.
Công nhân tại xí nghiệp may xuất khẩu thuộc tỉnh Hưng Yên.

Nền kinh tế khu vực được dự báo tăng trưởng 4,9% trong năm nay, so với dự báo 4,7% hồi tháng 9 – theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 12 công bố hôm 13-12. Dự báo tăng trưởng cho năm 2024 được duy trì ở mức 4,8%.

Kinh tế Trung Quốc có thể tăng trưởng 5,2% trong năm nay nhờ tiêu dùng hộ gia đình và đầu tư công đẩy mạnh tăng trưởng trong quý III/2023. Triển vọng tăng trưởng của Ấn Độ được nâng từ 6,3% lên 6,7% nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của lĩnh vực công nghiệp.

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm nay giảm còn 5,2% so với dự báo trước đó là 5,8%, còn tăng trưởng năm 2024 ở mức 6%. Theo báo cáo của ADB, sự phục hồi yếu hơn dự kiến của nhu cầu bên ngoài tiếp tục cản trở tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ, làm chậm tiến trình phục hồi việc làm và tiêu dùng trong nước của Việt Nam.

ADB đánh giá chính sách tiền tệ thận trọng và chủ động của Việt Nam – được hỗ trợ bởi việc kiểm soát hiệu quả giá xăng, điện, thực phẩm, y tế và giáo dục – sẽ giúp kiểm soát lạm phát. Tỉ lệ lạm phát tại Việt Nam được dự báo duy trì ở mức 3,8% trong năm 2023 và 4% vào năm 2024.

Trong bản cập nhật kinh tế vĩ mô mới nhất, Ngân hàng Standard Chartered (Anh) tiếp tục dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam ở mức 6,7% trong năm tới. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức tăng trưởng GDP của Việt Nam lần lượt là 5,8% và 6,9% cho năm 2024 và 2025.

Theo ADB, dự báo lạm phát của khu vực năm nay còn khoảng 3,5% trước khi tăng lên mức 3,6% vào năm sau. Triển vọng tăng trưởng tại Đông Nam Á năm nay giảm từ 4,6% còn 4,3% trong bối cảnh nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu suy yếu.

Ông Albert Park, chuyên gia kinh tế trưởng của ADB, nhận định: “Châu Á tiếp tục tăng trưởng với tốc độ mạnh mẽ bất chấp môi trường toàn cầu đầy thách thức. Lạm phát trong khu vực cũng dần được kiểm soát. Tuy nhiên, rủi ro vẫn còn đó – từ việc lãi suất toàn cầu tăng cao cho đến các hiện tượng khí hậu như El Nino”.

Bảo Trâm

Đọc nhiều