Báo Ấn: “Nghi binh” ở Hồ Pangong Tso, TQ sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh?

18/09/2020 17:30

Một quan chức Ấn Độ nhận định với The Times of India rằng có thể New Delhi đã rơi vào bẫy của Bắc Kinh, để mặc lính Trung Quốc chiếm khu vực chiến lược phía bắc Hồ Pangong Tso.

Báo Ấn: "Nghi binh" ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh?
Báo Ấn: “Nghi binh” ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh?

Sáng 18/9, tờ The Times of India đăng tải bài viết nhan đề: “LAC face-off: Is Pangong Tso just a smokescreen and Depsang China’s main target?” (Đối đầu tại đường kiểm soát thực tế: Pangong Tso chỉ là “nghi binh”, mục tiêu chính của Trung Quốc là Depsang?) của tác giả Rajat Pandit.

Trong bối cảnh căng thẳng biên giới Trung – Ấn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, nhằm đem lại cho độc giả một cái nhìn sắc bén về chiến thuật được cả hai phía áp dụng, chúng tôi xin được lược dịch bài viết.

Tăng cường gây áp lực, Trung Quốc đang “dương đông kích tây”?

Trong tuyên bố chi tiết của Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Sing trước Quốc hội Ấn Độ, đồng bằng Depsang với vị trí chiến lược không được nêu rõ mặc dù Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã chặn các cuộc tuần tra của biên phòng Ấn Độ tại đây kể từ tháng 4/2020.

Hôm 17/9, trả lời câu hỏi của The Times of India, một quan chức quốc phòng cao cấp của Ấn Độ cho biết Depsang là “một vấn đề tồn tại” không nên “đánh đồng hoặc gán ghép” nó với các “điểm nóng” mới như Hồ Pangong Tso, suối nước nóng Gogra hay Thung lũng Galwan.

“Không có tình trạng (đối đầu) quân sự cấp bách tại Depsang nơi có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Đường kiểm soát thực tế (LAC) và cũng không có nỗ lực (của cả hai phía) nhằm thay đổi hiện trạng tại đó”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích đang lo ngại rằng thông qua “các hoạt động liên tục” tại Hồ Pangong Tso, Bắc Kinh đang “dương đông kích tây”, khiến New Delhi chuyển hướng sự tập trung khỏi Depsang – khu vực có tính chất chiến lược hơn nhiều.

Báo Ấn: Nghi binh ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh? - Ảnh 1.
Một nhóm lính Trung Quốc với biểu ngữ: “Bạn đã vượt qua ranh giới, xin quay trở lại” tại khu vực Daulat Beg Oldie nhằm ngăn quân Ấn Độ từ Depsang tuần tra (Nguồn: The Hindu).

Trong 5 tháng qua, PLA đã liên tục ngăn chặn các binh sĩ Ấn Độ ở Depsang đi đến các chốt tuần tra 10, 11, 11A, 12 và 13 của họ, những nơi xa nhất phía Ấn Độ kiểm soát dọc theo LAC trong khu vực.

Binh lính PLA được cho là đã thiết lập các tiền đồn dã chiến gần khu vực “Nút thắt cổ chai” và “Ngã ba chữ Y” ở Depsang, khoảng 18 km sâu bên trong khu vực mà Ấn Độ coi là lãnh thổ của mình.

Các nhóm quân này sẽ hành động để ngăn chặn bất cứ khi nào họ thấy một đội tuần tra của Ấn Độ.

Báo Ấn: Nghi binh ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh? - Ảnh 2.
Các tiền đồn của lính Trung Quốc đã chặn đường tuần tra của Quân đội Ấn Độ tới các tiền đồn 10, 11, 11A, 12 và 13 tại Depsang.

12.000 lính Trung Quốc đối đầu 3.000 quân Ấn Độ!

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với 972 km2 lãnh thổ trong khu vực tranh chấp với Ấn Độ, tuy nhiên mối quan tâm chính của họ là khu vực Depsang-Daulat Beg Oldie (DBO) nằm gần đường cao tốc G-219, tuyến đường dự kiến sẽ là huyết mạch để kết nối Tây Tạng với Tân Cương

PLA đã triển khai hơn 12.000 lính, với xe tăng và pháo binh của Sư đoàn bộ binh cơ giới số 4 và Sư đoàn bộ binh cơ giới số 6 tại các”mũi lồi” dọc theo LAC.

Kể từ tháng 5/2020, Ấn Độ đã phản ứng lại bằng cách tung hai lữ đoàn (mỗi đơn vị có khoảng 3.000 quân cũng như các trung đoàn xe tăng và bộ binh cơ giới) vào Depsang, một khu vực bằng phẳng cao 16.000 feet, bàn đạp để tiếp cận DBO và đèo Karakoram hiểm trở ở phía bắc.

Báo Ấn: Nghi binh ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh? - Ảnh 4.
Một vị trí pháo binh của Quân đội Ấn Độ trong khu vực DBO.

Một quan chức quân sự khác tỏ ra khá cẩn trọng:

“Bằng cách cố gắng tách Depsang khỏi các điểm xung đột ở hướng nam Ấn Độ có thể đang rơi vào cái bẫy của Trung Quốc – vô hình chung đã cho phép PLA tự tung tự tác”.

“Không giống như Đường kiểm soát (LOC) với Pakistan đã được cố định về mặt vật lý với các đợt tuần tra thường trực, cách duy nhất để tăng trọng lượng các tuyên bố của chúng ta (Ấn Độ) dọc theo LAC là tuần tra tới các tiền đồn.

Nhưng việc tiếp cận vào các tiền đồn này đã bị cắt đứt tại Depsang – nơi chỉ 7 năm trước (từ tháng 4 đến tháng 5/2013) đã diễn ra một cuộc đối đầu với kết quả là PLA xâm nhập sâu 19 km tại đó”.

Báo Ấn: Nghi binh ở Hồ Pangong Tso, Trung Quốc sắp nuốt trọn vị trí chiến lược ở Ladakh? - Ảnh 6.
Nguồn: IANS.

Tuấn Anh/SH

Đọc nhiều