420
category
243203

Bãi Tư Chính thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc đừng hòng gây sự

02/08/2019 15:59

Bãi Tư Chính là vùng biển hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và là thềm lục địa phía Nam của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Trung Quốc tuyệt đối không có chủ quyền ở vùng biển này.  

ttxvnnha_gian_2

 

Nói đến bãi Tư Chính nhiều người tưởng nhầm thuộc về quần đảo Trường Sa, nhưng thực tế bãi Tư Chính không thuộc Trường Sa, không nằm trong vùng tranh chấp mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thuộc lô 136.

Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc lại có cái nhìn khác.

Ngày 13/5/2015 Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng, Việt Nam đang có 48 điểm đóng quân ở Trường Sa. Thực sự, Việt Nam đang đóng giữ 9 đảo và 12 đá, bãi (đảo chìm) ở Trường Sa, với 33 điểm đóng quân. Vậy ông David Shear đếm sai? Ông ta không đếm sai, mà đã tính cả 15 nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam vào số cơ sở của Việt Nam ở Trường Sa.

Nhà nước Việt Nam khẳng định, khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng quần đảo Trường Sa bao gồm hầu hết phần phía Nam “đường lưỡi bò” mà họ tùy tiện vẽ ra, có cả khu vực nhà dàn DK1 của Việt Nam. Tuy nhiên, lập luận này hoàn toàn trái ngược với những quy định của UNCLOS và đã bị bác bỏ trong phán quyết Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016.

Khu vực nhà giàn DK1, trong đó có Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở của Việt Nam và là thềm lục địa phía Nam của Việt Nam. Đây là vùng biển được hoạch định theo Công ước Luật Biển 1982 của Liên Hợp Quốc. Vùng biển này không tranh chấp với nước nào, kể cả Trung Quốc.

Việc Trung Quốc vẽ “đường lưỡi bò” liếm qua 60% vùng biển Việt Nam, biến vùng biển không tranh chấp của Việt Nam thành vùng tranh chấp là hoàn toàn phi pháp, không được luật pháp quốc tế công nhận

Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một văn bản pháp lý quốc tế hướng dẫn, giải thích Công ước 1982, đã bác bỏ thẳng thừng yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Mặc dù Trung Quốc không tham gia vụ kiện và tuyên bố không chấp nhận phán quyết, nhưng văn bản pháp lý này vẫn nguyên giá trị của nó. Và Phán quyết khẳng định rằng, đường lưỡi bò là không có cơ sở pháp lý, nói nôm na là nó không có giá trị gì để Trung Quốc đòi quyền khai thác tài nguyên trong đường lưỡi bò. Do đó, Trung Quốc không có vùng biển hợp pháp nào tranh chấp với Việt Nam tại khu vực DK1, trong đó có Bãi Tư Chính.

Tòa Trọng tài quốc tế kết luận rằng, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong “đường chín đoạn”.

Chính nhiều chuyên gia, học giả quốc tế đều cho rằng, Trung Quốc đang vi phạm UNCLOS năm 1982 mà nước này cũng là thành viên và cộng đồng quốc tế cần lên tiếng về những diễn biến tại Biển Đông.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia khẳng định, Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế khi tổ chức thăm dò địa chất trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mà không được sự cho phép của nước sở tại. “Trung Quốc không hề có căn cứ luật pháp cho hành động của họ. Ba năm trước, Tòa Trọng tài quốc tế PCA đã phán quyết trong vụ kiện của Philippines rằng tuyên bố về quyền lịch sử và đường chín đoạn của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý”, ông Carl Thayer nhấn mạnh.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia.

Trao đổi với tờ Tuổi trẻ, Tiến sĩ Zach Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ cho rằng, theo UNCLOS năm 1982, Việt Nam được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cũng như các quyền trong thềm lục địa. Việc khảo sát của Trung Quốc hay bất kỳ hoạt động khoan thăm dò nào, như Hải Dương 981 năm 2014, cũng là một sự vi phạm rõ ràng tới chủ quyền của Việt Nam.

“Quan điểm của Trung Quốc với luật biển vừa ngụy biện vừa thiếu nhất quán. Trong khi khẳng định rằng mình cam kết với luật pháp quốc tế, Trung Quốc đơn phương tuyên bố yêu sách ‘đường chín đoạn’, vốn không hề dựa trên luật pháp quốc tế”, Tiến sĩ Zach Abuza cho hay.

Rõ ràng, chiếu theo các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, không quốc gia nào có quyền trịch thượng “yêu cầu” Việt Nam ngừng công việc thăm dò các mỏ dầu ở khu vực biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, kể cả Trung Quốc.

(Theo Bút Danh)

Đọc nhiều