7
category
485679

Vũ khí của Trung Quốc được ví như “đồng nát”, vì sao nên nỗi

18/03/2021 09:20

“Không có quốc gia nào khác mua vũ khí ‘đồng nát’ của Trung Quốc, ngoại trừ một số nước lẻ tẻ, và ông Trump có lẽ nên được biết ơn vì điều này” – TFI viết.

Xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc sụt giảm

Trung Quốc đã đầu tư nhiều công sức để cải thiện cái nhìn của thế giới đối với những loại vũ khí mà nước này sản xuất. Bắc Kinh đã tìm cách tung ra thị trường các loại vũ khí mà nước này sao chép từ Nga qua kỹ thuật đảo ngược nhưng các bản báo cáo gần đây cho thấy tất cả nỗ lực đó đã thất bại.

Thống kê của Viện nghiên cứu Stockholm cho thấy, Mỹ đứng đầu danh sách xuất khẩu vũ khí với 37% thị phần trong giai đoạn 2016-2020, trong khi Trung Quốc chỉ chiếm 5,2%.

Theo một báo cáo mới, sản lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc đã sụt giảm trong 5 năm qua. Giới chuyên gia cho rằng, nguyên nhân là do căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ, khiến một số nước láng giềng của Trung Quốc quyết định mua thêm vũ khí Mỹ.

“Rõ ràng, nếu đi bắt nạt những nước mình đang muốn bán vũ khí sang thì rất có thể, tất cả những nỗ lực chào bán sẽ thất bại và quả đúng là như vậy” – Trang tin TFI bình luận.

Bắc Kinh nếm trái đắng: Sẽ không còn ai chịu mua vũ khí đồng nát của Trung Quốc? - Ảnh 1.
Trước mối đe dọa từ Trung Quốc, nhiều nước đang tăng cường mua vũ khí Mỹ. Ảnh: Reuters

Một số nhà phân tích quân sự nhận định, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng được xem là mối đe dọa trong khu vực, và đại dịch COVID-19 hoành hành, nỗ lực của cựu Tổng thống Donald Trump nhằm tăng cường xuất khẩu vũ khí Mỹ đã tác động đáng kể tới đến lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc.

Theo khảo sát của Viện Stockholm, Mỹ tiếp tục thống trị cuộc đua vũ khí với thị phần trong giai đoạn 2016-2020 tăng 15% so với giai đoạn 2011-2015. Nga chiếm 20% thị phần nhưng do Mỹ cạnh tranh gay gắt ở hầu hết các nước nên Moscow đã giảm 22% lượng vũ khí xuất khẩu.

TFI nhận định, cựu Tổng thống Donald Trump đã sát cánh cùng các đồng minh của Mỹ đối mặt với sự bắt nạt của Trung Quốc bằng cách hỗ trợ quân sự và nguồn vũ khí dồi dào cho họ. Khi chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc đối với các nước láng giềng và một số quốc gia xa xôi gia tăng, nhiều phía trở nên lo ngại hơn và do đó, Bắc Kinh càng mất đi nhiều khách hàng.

Ngoài ra, một số nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương còn có kế hoạch sản xuất các loại vũ khí riêng của họ.

Doanh số bán vũ khí của Ấn Độ, Nhật Bản và một số quốc gia khác cũng đang tăng lên, làm giảm nhu cầu mua vũ khí Trung Quốc từ các quốc gia nhỏ và tầm trung. Pakistan, Bangladesh và Algeria là những khách hàng lớn nhất của vũ khí Trung Quốc.

Nếu phải suy ngẫm tại sao sản lượng xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc lại sụt giảm, thì chỉ cần nhìn vào 3 nhà nhập khẩu lớn nhất của họ và sức mua của Pakistan, Algeria. Tuy nhiên, theo TFI, việc ông Trump có các hành động ngăn chặn Trung Quốc, khiến nước này lộ rõ bản chất thật, là nguyên nhân chính khiến Bắc Kinh thất bại trong việc gia tăng doanh số bán vũ khí.

“Không có quốc gia nào khác mua vũ khí ‘đồng nát’ của Trung Quốc, ngoại trừ một số nước lẻ tẻ, và ông Trump có lẽ nên được biết ơn vì điều này” – TFI kết luận.

Vũ khí Trung Quốc chất lượng kém

Trong bài viết nhan đề “Buyer beware – Chinese military weapons are low quality, says US State Department official” – “Khách hãng hãy cẩn thận – Vũ khí Trung Quốc chất lượng thấp, cảnh báo của quan chức ngoại giao Mỹ”, những góc khuất đáng chú ý về các sản phẩm của Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã bị vạch trần.

R. Clarke Cooper, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về đối ngoại quân sự và chính trị đã khẳng định rằng Trung Quốc dùng cơ bắp trên thị trường vũ khí khi chào giá thấp không tưởng, tấn công bằng tài chính và thậm chí là cả hối lộ.

Bắc Kinh nếm trái đắng: Sẽ không còn ai chịu mua vũ khí đồng nát của Trung Quốc? - Ảnh 2.
Một chiếc xe thiết giáp chở quân Norinco VN-4 do Trung Quốc chế tạo tan nát vì mìn ở Kenya.

Ông nói: “Trung Quốc sử dụng việc chuyển giao vũ khí như một phương thức kiểu ‘sói gửi chân’ – một khi thò được chân vào cửa, Trung Quốc nhanh chóng khai thác tối đa ảnh hưởng và thu thập thông tin tình báo”.

Ông Cooper cảnh báo các vũ khí chất lượng thấp của Trung Quốc tiềm ẩn nguy cơ sát thương cho cả hai bên tham chiến.

“Chọn Mỹ làm đối tác an ninh vẫn còn là lựa chọn tốt nhất dành cho các nước trên thế giới” – ông Cooper kêu gọi các nước mua vũ khí của Mỹ thay vì vũ khí “kém chất lượng” của Trung Quốc.

Bị chính quân đội Trung Quốc tẩy chay

Tiến sĩ Punit Saurabh tại Đại học Nirma (Ấn Độ) cho hay, không chỉ tai tiếng trên thị trường quốc tế, một số loại vũ khí Trung Quốc còn bị chính quân đội nước này tránh xa.

Theo đó, Trung Quốc đã chào hàng trực thăng Z-10ME và Z-20 của nước này như những mẫu trực thăng có tiềm năng tăng sản lượng xuất khẩu nhất. Trong khi Z-10ME là trực thăng tấn công thì Z-20 là trực thăng đa dụng chiến thuật.

Mặc dù Bắc Kinh chi rất nhiều tiền cho việc thúc đẩy xuất khẩu các khí tài này nhưng bản thân lực lượng vũ trang Trung Quốc lại đang sử dụng các biến thể Mi-17 do Nga sản xuất, bao gồm Mi-171E, Mi-171Sh và Mi-171 Lt.

Bắc Kinh nếm trái đắng: Sẽ không còn ai chịu mua vũ khí đồng nát của Trung Quốc? - Ảnh 3.
Trực thăng Z-20. Ảnh: EurAsian Times

Ông Saurabh cho rằng, có thể thấy, Trung Quốc tỏ ra cảnh giác với chính năng lực của ngành công nghiệp bản địa trong lĩnh vực sản xuất trực thăng chiến đấu.

Bắc Kinh có khả năng sẽ mua 500 chiếc trực thăng Mi-171 trong tương lai gần. Trong khi đó, Z-10 và Z-20 không có động cơ đủ mạnh để bay ở độ cao lớn, cũng như không thể mang theo số nhân lực cần thiết trong một số tình huống chiến đấu.

Năng lực sản xuất vũ khí của Trung Quốc được đánh giá là thua xa Nga và các nhà sản xuất có năng lực khác.

Tiến sĩ Saurabh cho rằng hành động xuất khẩu máy bay trực thăng chất lượng thấp của Trung Quốc sang các nước phụ thuộc phải bị loại bỏ. Mặc dù vũ khí giá rẻ của Trung Quốc có thể hữu ích với các nhóm khủng bố nhưng những quốc gia khác sẽ có nhiều sự lựa chọn tốt hơn để đáp ứng nhu cầu chiến lược của họ.

Q.S

Tags :
Đọc nhiều