Bà Harris khai trương văn phòng CDC Đông Nam Á tại Hà Nội

25/08/2021 16:45

Mới đây, trang Asia News Network của Thái Lan vừa có bài viết nhận định, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do tác động của tình hình thế giới nhưng kinh tế Việt Nam vẫn dần chuyển biến theo hướng tích cực và đạt được nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ.

Cụ thể, ngay từ đầu năm 2023, nhận thấy những khó khăn và thách thức kéo dài của nền kinh tế toàn cầu, Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp với quyết tâm tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế theo mục tiêu đã đề ra. Cùng với đó, sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp cũng là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam vượt qua những khó khăn, thách thức. Nhờ vậy mà trong 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp.

Gần đây nhất, theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/6, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 6 tháng đầu năm của Việt Nam đã tăng 3,29% so với cùng kỳ, tạo điều kiện để tập trung điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ thúc đẩy tăng trưởng. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tiếp tục giảm, phù hợp với diễn biến thị trường và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách nhà nước 6 tháng ước đạt 54% dự toán. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu tháng 6 tiếp tục xu hướng tăng so với tháng trước, ước lần lượt tăng 3,6%, 4,5%, 2,6%; 6 tháng ước xuất siêu 12,25 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 1,2 tỷ USD).

Đặc biệt, động lực tăng trưởng chính trong quý II và 6 tháng đầu năm tập trung chủ yếu vào khu vực dịch vụ. Đây là khu vực có mức tăng cao nhất trong cả 3 khu vực kinh tế, trong đó quý II tăng 6,11%; 6 tháng đầu năm tăng 6,33%, đóng góp lần lượt 2,93 điểm phần trăm và 3,04 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế. Với sự gia tăng của lượng khách du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động du lịch đang là điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng, du lịch phát triển kéo theo sự tăng trưởng mạnh trong các nhóm ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, vận tải kho bãi, bán buôn bán lẻ và nghệ thuật vui chơi giải trí.

Cùng với đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò là “bệ đỡ” của nền kinh tế, thực hiện đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu chuyển từ “sản xuất nông nghiệp” sang “kinh tế nông nghiệp”, vừa đảm bảo nguồn cung và an ninh lương thực, vừa gặt hái được nhiều kết quả tích cực tạo nên tăng trưởng ổn định trong những quý vừa qua. Số liệu thống kê cho thấy, tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt 3,07%, trong đó nông nghiệp tăng 3,14%; lâm nghiệp tăng 3,43% và thủy sản tăng 2,77%.

Từ những chuyển biến tích cực trên, trong báo cáo kinh tế vĩ mô gần đây về Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered đã dự báo kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi và tăng trưởng ở mức 7,0% so với cùng kỳ (từ mức 3,7% trong nửa đầu năm) trong nửa cuối năm. Dữ liệu thương mại được cải thiện liên tục hàng tháng từ đầu năm 2023 cho thấy sự phục hồi rõ ràng hơn trong nửa cuối năm.

Theo ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam – Standard Chartered, chia sẻ: “Triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn vẫn rất tích cực khi nền kinh tế tiếp tục duy trì sự ổn định và thực hiện chính sách mở cửa. Lượng khách du lịch liên tục phục hồi sẽ hỗ trợ cán cân dịch vụ. Cùng với đó, dự báo lạm phát năm 2023 của Việt Nam đã được điều chỉnh xuống mức 2,8% (so với trước đó là 4,3%). Việc nối lại dòng vốn đầu tư một cách bền vững có thể đòi hỏi nỗ lực của chính phủ và bối cảnh kinh tế toàn cầu được cải thiện. Để khôi phục dòng vốn FDI, Việt Nam cần tiếp tục tăng trưởng GDP nhanh chóng và phát triển cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng vững chắc, đặc biệt trong lĩnh vực logistic, có thể khuyến khích nhiều nhà sản xuất chuyển đến Việt Nam.

Ông Paolo Medas – Trưởng đoàn đoàn công tác Điều khoản 4 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)

Còn theo ông Paolo Medas – Trưởng đoàn đoàn công tác Điều khoản 4 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết: “IMF đánh giá cao sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam và kêu gọi sự phối hợp chính sách tốt hơn để ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh hiện nay. Từ những báo cáo kinh tế vừa qua, IMF nhận định kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023, đạt khoảng 4,7% cho cả năm nhờ xuất khẩu phục hồi và các chính sách trong nước nới lỏng. Ngoài ra, lạm phát dự kiến cũng sẽ được kiểm soát dưới mức mục tiêu 4,5% của Ngân hàng Nhà nước. Trong trung hạn, Việt Nam có thể quay trở lại đạt được tốc độ tăng trưởng cao khi các cải cách cơ cấu được thực thi.

Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng, Chính phủ Việt Nam cần phải cải cách môi trường kinh doanh bằng cách cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; đầu tư vào cơ sở hạ tầng và đảm bảo năng lượng tái trong từ 5-10 năm tới; đầu tư vào công nghệ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, việc tăng cường giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay Bộ Tài chính sẽ giúp nâng cao năng lực phản ứng với các vấn đề trên thị trường tài chính, góp phần vào quá trình tăng trưởng và ổn định kinh tế trong thời gian tới.

Lan Hoa

Đọc nhiều