130115
topics
420317

Ba bài học rút ra từ chống Covid-19 ở Đà Nẵng

15/08/2020 08:02

20 ngày dập dịch Covid-19 Đà Nẵng cho thấy các bài học quan trọng, đặc biệt là không để dịch tấn công vào nhóm người già và bệnh nặng.

Thứ trường Nguyễn Trường Sơn, chỉ huy lực lượng tiền phương của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, ngày 13/8 cho biết Bộ đang tiếp tục tập trung toàn lực hỗ trợ Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung trong việc xét nghiệm, truy vết, dập dịch, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhất là cứu chữa các bệnh nhân nặng.

“Đây là điểm dễ phát tán Covid-19, đồng thời làm tăng gánh nặng cho việc điều trị cho bệnh nhân lẫn cho ngành y tế”, ông Sơn nói.

Trong hoàn cảnh bình thường, các bệnh không lây nhiễm là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Cứ 10 người chết bệnh thì có 7 là do các bệnh không lây nhiễm. Tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ở Việt Nam là 25%, bệnh tiểu đường (ở nhóm tuổi 20-79) là 5,8%, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng từ 15 tuổi trở lên là 2,2%.

Trên thế giới, khoảng 75% số ca Covid-19 tử vong có sẵn bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mãn tính, tai biến mạch não… Tại Việt Nam, 21 bệnh nhân tử vong do Covid-19 đều có bệnh nền như như suy thận, tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã xây dựng loạt tài liệu hướng dẫn chăm sóc và điều trị cho người bệnh Covid-19, đặc biệt đi sâu vào từng nhóm nguy cơ như người cao tuổi, người khuyết tật, yếu thế, người mắc các bệnh không lây nhiễm. Tài liệu cung cấp cách phòng ngừa và nâng cao thể trạng, bảo vệ nâng cao sức khỏe trong dịch Covid-19.

Bài học thứ hai là việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 cần phải rất sớm: phát hiện sớm, theo dõi và xử lý càng nhanh càng tốt, nhằm hạn chế sự lan rộng của nCoV trong cơ thể bệnh nhân; hạn chế biến chứng do Covid-19 hoặc do bệnh lý nền.

Thực tế trong đợt dịch này, nhiều bệnh nhân đã chuyển nặng ngay sau khi phát diện dương tính nCoV. Như bệnh nhân đầu tiên ở Đà Nẵng là “bệnh nhân 416” 57 tuổi, diễn biến nặng rất nhanh, ngày 25/7 được công bố nhiễm nCoV cũng là ngày phải can thiệp ECMO, lọc máu. Hiện, bệnh nhân đã âm tính 3 lần nhưng tiên lượng còn nặng, tiếp tục chạy ECMO và cần quá trình chăm sóc, điều trị lâu dài.

Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong một cuộc họp tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn trong một cuộc họp tại Hà Nội.

Việc các bệnh nhân cao tuổi và có bệnh sẵn lại mắc thêm Covid-19 khiến tình trạng tăng nặng rất nhanh. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cứu sống các bệnh nhân này.

King nghiệm thứ ba là cá thể hóa bệnh nhân. Mỗi trường hợp đều được coi là những cá thể để có quyết định điều trị phù hợp.

Thứ trưởng Sơn cho biết, trong các cuộc giao ban hàng ngày với Tiểu ban điều trị, ông cùng các bác sĩ chi viện tại Đà Nẵng thường xuyên trao đổi rất kỹ từng trường hợp bệnh nhân nặng để có thay đổi phác đồ, thuốc men và những yêu cầu cần thiết, hy vọng bệnh nhân tốt lên.

Các bác sĩ không chỉ điều trị riêng Covid-19 mà cả các bệnh trước đó của bệnh nhân, như bệnh thận giai đoạn cuối, ung thư, tắc nghẽn phổi mạn. Những bệnh nhân suy đa tạng đòi hỏi nhiều vào kỹ thuật hồi sức, thậm chí ECMO (tim phổi nhân tạo).

Đến hôm nay, ít nhất 10 bệnh nhân đang trong tình trạng nặng, được điều trị tại các điểm như Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Phổi, Trung tâm Y tế Hòa Vang.

Thứ trưởng Sơn khẳng định với sự nỗ lực của các chuyên gia đầu ngành, nhân viên y tế, mọi nguồn lực cần thiết sẽ được tập trung để cứu chữa những bệnh nhân nặng hiện nay. Bộ Y tế hôm qua đã cử hai giáo sư đầu ngành về hô hấp và truyền nhiễm vào Đà Nẵng, trực tiếp tư vấn việc điều trị bệnh nhân nặng. Khoảng 200 chuyên gia và y bác sĩ tuyến trung ương, cùng 600 m3 vật tư thiết bị y tế được điều tới miền trung để dập dịch. Bộ hy vọng cuối tháng 8 sẽ cơ bản kiểm soát được Covid-19 ở Đà Nẵng.

Lê NgaVNE

Đọc nhiều