“Ám hiệu” của Trung Quốc qua bài khen ngợi thành công hậu mở cửa của Việt Nam?

Tuệ Ngô 07/12/2022 11:03

Mới đây, trang tin điện tử Liêu Ninh, Trung Quốc đã cho đăng tải một bài viết với tiêu đề: “Chi phí để Việt Nam tự do hóa hoàn toàn việc kiểm soát dịch bệnh là bao nhiêu?”. Trong đó đã đi vào phân tích rất chuyên sâu về chiến lược mở cửa, sống chung với Covid của Việt Nam. Đặc biệt, bài viết còn nhấn mạnh việc Trung Quốc xem Việt Nam như một “tấm gương” mà các quốc gia đang phát triển cực kỳ thịnh vượng sau quyết định sống chung với Covid.

Không chỉ đơn thuần là một biện pháp dập dịch, “Zero covid” đã trở thành di sản về kinh tế của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cụ thể, tờ báo này viết, tháng 3 năm nay, Việt Nam công bố việc kiểm soát dịch bệnh Covid 19. 8 tháng sau, Việt Nam công bố bản báo cáo cho thấy 3 quý đầu tiên của năm nền kinh tế tăng trưởng 8,83%. Riêng quý III, Việt Nam tăng trưởng kinh hoàng đạt 13,67%. Vậy Việt Nam đã đạt được tăng trưởng cao như thế nào và cái giá phải trả tương ứng là bao nhiêu?

Nhìn lại 2 năm phòng thủ nghiêm ngặt của Việt Nam trước tháng 3 năm nay, Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách phòng chống dịch tương đối chặt chẽ.

Năm 2020, làn sóng đầu tiên của các chủng virus gốc ập đến, Việt Nam đã thực hiện phong tỏa, kiểm soát trên diện rộng. Các trường học đóng cửa, các nhà máy đóng cửa và các thành phố nhấn nút tạm dừng.

Bài viết khen ngợi Việt Nam của Trung Quốc

Hiệu quả của biện pháp này là đợt dịch được dập tắt chỉ sau một tháng với số ca nhiễm mới được ghi nhận chỉ 16 người không có người tử vong. Kể từ đó, Việt Nam đã duy trì biện pháp chống dịch nghiêm khắc cho các đợt dịch tiếp theo của năm 2020 đều đạt được hiệu quả cao khi cả năm 2020 chỉ có hơn 2000 ca nhiễm và số ca tử vong vẫn bằng không. Thời điểm đó, tổng số ca nhiễm cả 5 của Việt Nam không bằng số ca tử vong một ngày tại Mỹ.

Nhưng cái giá phải trả cho chiến lược này cũng lớn và là điều hiển nhiên. Theo thống kê của Cục Lao động Việt Nam, do thiếu hụt lực lượng lao động do lệnh phong tỏa, lực lượng lao động đã giảm 1,2 triệu người so với năm 2019. Trong số những người còn làm việc thì 69,2% bị giảm thu nhập một phần, 39,9% bị giảm thu nhập đáng kể do giảm giờ làm nghỉ phép hoặc phải luân chuyển, 14% số doanh nghiệp Việt Nam phải dừng mọi hoạt động năm đó. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam là 2,9%, thấp nhất trong 2 thập kỷ qua, nhưng như thế vẫn tốt hơn phần còn lại của thế giới đang suy giảm mạnh từ 4 đến 10%.

Việt Nam đi đầu trong khả năng phục hồi sau đại dịch

Đợt bùng phát trên diện rộng đầu tiên của Việt Nam bắt đầu từ tháng tư đến tháng năm 2021 tại các tỉnh thành phía bắc như Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang.Đợt dịch đã kéo dài trong 2 tháng vẫn là các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và Việt Nam đã thành công dập dịch với số ca nhiễm được duy trì dưới 5000 và số ca tử vong là 35. GDP quý 2 của Việt Nam trong năm nay chưa ảnh hưởng nhiều và nhìn chung là Việt Nam vẫn tương đối thành công.

Tuy nhiên, đến khi chủng Delta hoành hành, Việt Nam (đặc biệt là TP.Hồ Chí Minh) đã phải đóng cửa, phong tỏa nghiêm ngặt với mục đích ngăn chặn lây lan, đồng thời cũng là lúc Việt Nam thực hiện chiến dịch tiêm phòng lớn nhất trong lịch sử.

Số người đã được tiêm ít nhất một liều vaccine COVID-19 tại Việt Nam

Sau khoảng thời gian khó khăn, dịch cơ bản được khống chế và 80% người dân cả nước được tiêm chủng vaccine thì Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng quyết định “sống chung với dịch”, hồi phục kinh tế sau nhiều tháng chịu phong tỏa cứng.

Đặc biệt, đến tháng 3/2022, Việt Nam đã chọn mở cửa hoàn toàn đất nước, đón du khách trở lại. Đây cũng chính là bước ngoặt giúp Việt Nam phục hồi thần tốc, xã hội ổn định.

Nhìn chung, Việt Nam, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng rất cao, đã vạch ra một lộ trình cơ bản nhưng thành công về thời kỳ hậu dịch cho các nước đang phát triển trên thế giới học tập. Và biết đâu Trung Quốc cũng nên học hỏi từ chính thành công này, trang tin điện tử Liêu Ninh viết.

Tuệ Ngô 

Đọc nhiều