Ai là người được lợi nhất trong vụ án của Hồ Duy Hải?
Kỳ án Hồ Duy Hải vẫn chưa dừng lại, mặc dù đã có quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán. Bà mẹ Hải vẫn đang kêu oan. Một số tổ chức, cá nhân vẫn chưa đồng thuận. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam thì vẫn tìm đủ mọi cách để chính trị hóa vụ án hình sự này. Dõi theo những diễn biến của kỳ án này, có câu hỏi đặt ra là ai được, ai mất trong kỳ án, hay nói vuông hơn là ai là người có lợi nhất trong kỳ án Hồ Duy Hải.
Phải chăng ngưởi được lợi nhất là Hải, là mẹ Hải, em gái Hải. Hay người được lợi là Hội đồng thẩm phán… Nghĩ kỹ ra mới thấy, trong kỳ án này, kẻ có lợi nhất không phải Hải hay cơ quan tố tụng mà chính là kẻ ngư ông đắc lợi ở giữa, không ai khác chính là đám tự xưng là Việt Tân, các nhà tự xưng là đấu tranh vì dân chủ trong và ngoài nước.
Ngay từ đầu vụ án, những kẻ này đã tìm cách chính trị hóa vụ án và tìm đủ mọi lý lẽ xuyên tạc bản chất của vụ án, hướng lái vụ án đi theo một ngã rẽ khác, dẫn dắt dư luận đi vào công kích nền tư pháp của Việt Nam.
Ngay từ đầu vụ án, những kẻ này đã tìm cách chính trị hóa vụ án và tìm đủ mọi lý lẽ xuyên tạc bản chất của vụ án, hướng lái vụ án đi theo một ngã rẽ khác, dẫn dắt dư luận đi vào công kích nền tư pháp của Việt Nam.
Cộng đồng mạng và cả dư luận cũng chia rẽ thành hai phe: ủng hộ và phản đối. Hội đồng thẩm phán dù làm đúng, công tâm khách quan nhưng cũng bị công kích, uy tín của nền tư pháp nước nhà bị ảnh hưởng. Hồ Duy Hải vẫn y án tử hình. Mẹ của Hải thì tiếp tục bị bơm vào đầu ảo vọng có thể cứu sống con mình, từ đó để đám rận chủ dắt mũi, biến thành quân cờ xung kích trong một số hoạt động phức tạp.
Với vụ án này, hành vi cướp của sau khi giết người của Hồ Duy Hải đã được làm rõ hoàn toàn. Mặc dù cướp của là hành vi có tính cơ hội của Hồ Duy Hải không có chuẩn bị trước nhưng khi khớp hai vấn đề lại với nhau thì đều hướng về một con người cụ thể. Qua nghiên cứu và đánh giá của tôi thì động cơ gây án của thủ phạm hình thành rất nhanh, chỉ trong một vài phút trước khi xảy ra hành vi tội phạm, chứ không phải giết người có dự mưu, toan tính lâu dài như các vụ trọng án khác.
Và chỉ có đám Việt tân và bè lũ dân chủ giả danh là ngồi rung đùi vì thấy có lợi quá, lợi dụng được vụ này vớ bẫm bao nhiêu trong việc chống Nhà nước Việt Nam.
Khi vụ việc được hệ thống thông tin xào xáo, cắt xén thêm “gia vị”… sẽ thành những vấn đề mà dư luận cho là “hót”, thì tôi gọi là “nhiễu thông tin”. Tức là thông tin chính xác, phản ánh đúng sự việc đang bị che mờ đi bởi những “hỏa mù” này, từ đó thông tin cho là vụ án bị làm sai lệch hồ sơ hoặc oan sai được đẩy lên đến đình điểm, khiến cơ quan tố tụng lúng túng còn người dân thì nghi ngờ.
Cũng chính từ sự nhiễu thông tin này mà dẫn đến sự việc chưa có tiền lệ trong lịch sử Tư pháp Việt Nam, đó là vụ án đã qua hai cấp xét xử, có quyết định không kháng nghị của VKSNDTC, TANDTC; Chủ tịch Trương Tấn Sang đã bác đơn xin ân giảm của tử tù và sau đó lại có một công văn truyền đạt là hoãn thi hành án tử hình và VKSNDTC lại kháng nghị bản án. Đây thực sự là việc chưa từng có tiền lệ trong nền tư pháp nước ta từ 1945 đến nay.
Còn về khía cạnh chính trị, một điều rất quan trọng, nhưng rất ít báo chí đề cập đến, đó là từ sự nhiễu thông tin này mà mỗi khi đất nước có sự kiện pháp lý như vụ án oan Bùi Minh Hải, Nguyễn Thanh Chấn… lại gây nên một làn sóng bị thổi phồng, bịa đặt, xuyên tạc, bôi nhọ, nói xấu chế độ của các thế lực phản động trong và ngoài nước… được đẩy lên để gắn vào một sự thật khác. Vụ án Hồ Duy Hải là một điển hình làm cho người dân tin đó là sự thật và hoài nghi vào chế độ, vào cơ quan thực thi pháp luật.
Thực tế, vụ án Hồ Duy Hải và một số vụ án khác đã bị các thế lực cơ hội chính trị lợi dụng và tôi cũng biết rất rõ ai đứng đằng sau những “thông tin bẩn” để lôi kéo người ít hiểu biết về pháp luật và những vấn đề chuyên sâu của vụ án, nhằm tạo “sức ép” lên cơ quan điều tra, cơ quan tố tụng, thậm chí với cả lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Trước đây những thành phần này tập trung vào vụ Đồng Tâm, nhưng sau đó, do dịch bệnh COVID-19 nên tạm thời lắng xuống, và giờ chúng lại bám vào vụ án Hồ Duy Hải, coi như một miếng mồi mới, để tiếp tục trào lưu kích động dư luận, xuyên tạc bịa đặt, chống phá Nhà nước.
Thực ra sự thật vụ án với đám này không có quan trọng, Hải sống hay chết không quan trọng, quan trọng là chúng lợi dụng được để chống Nhà nước Việt Nam mà thôi. Và trong vụ này, chúng đã thành công trong việc lợi dụng, vớ bẫm đấy.
Do đó người dân cần hết sức tỉnh táo khi tiếp nhận thông tin và để ngăn chặn tình trạng “nhiễu thông tin’ và “truyền thông bẩn” như hiện nay, các cơ quan tố tụng Trung ương cần báo cáo sự việc với cấp trên mà trực tiếp là đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị về vụ án và cả vấn đề truyền thông hiện nay.
Quỳnh Quỳnh
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả