Afghanistan sụp đổ quá nhanh, Mỹ-NATO bàng hoàng: Đây là nguyên nhân lạnh gáy
Không ai ngờ được rằng Taliban lại giành thắng lợi thần tốc đến như vậy. Mỹ-NATO rơi vào thế “việt vị cay đắng”. Nguyên nhân vừa mới tiết lộ khiến mọi người lạnh gáy.
Sau gần 2 thập kỷ chiến tranh với hơn 6.000 lĩnh Mỹ thiệt mạng, hơn 100.000 thường dân Afghanistan bị giết chết và đã tiêu tốn hơn 2.000 tỷ USD ngân sách của Washington, những bước tiến thần tốc kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Afghanistan đã gây sốc với toàn thế giới.
Trong khi các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ dự báo và kỳ vọng thủ đô Kabul của Afghanistan sẽ chỉ sụp đổ sau 90 ngày nữa.
Nhưng thật khủng khiếp, Taliban chỉ mất có 10 ngày đã khiến Kabul sụp đổ, Tổng thống Afganistan phải ra đi trong tủi hổ, còn dân Afghanistan, nhưng người từng “giúp đỡ” Mỹ-Phương Tây phải chen nhau, giẫm đạp để bằng mọi giá leo lên được máy bay di tản khẩn cấp
Những nguyên nhân chính dẫn tới thảm họa kinh hoàng nói trên được các nhà phân tích nhắc đến nhiều nhất là thất bại toàn tập về tình báo, Taliban đột nhiên mạnh tới bất ngờ, tiền bạc – tham nhũng, khác biệt văn hóa và sức mạnh tinh thần.
Cả thế giới choáng váng và sốc nặng trước những hình ảnh người dân Afghanistan hoảng loạn chen lấn, giẫm đạp nhau để lên được máy bay di tản tại sân bay quốc tế Kabul trước khi cửa ngõ cuối cùng này bị khóa lại.
Taliban tiến vào thủ đô Kabul “dễ như ăn kẹo” trước sự kháng cự quá yếu ớt của chính phủ và Quân đội Afghanistan, lực lượng được tài trợ và huấn luyện với tổng kinh phí lên tới 89 tỷ USD từ tiền của những người đóng thuế Mỹ.
“Tốc độ sụp đổ quá nhanh của chính quyền Afghanistan là không thể tin được”, một cựu sĩ quan tình báo Mỹ từng hoạt động tại Afghanistan bàng hoàng thốt lên với hãng tin CNBC. Ông yêu cầu giấu tên vì những quy định cấm..
“Tại sao Taliban lại có thể tiến nhanh và xa đến vậy? Quả thật đây là một kiệt tác!”, Michael Zacchea, cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ, người từng chỉ huy một tiểu đoàn Quân đội Iraq do Mỹ huấn luyện trong cuộc chiến tranh Iraq nói với CNBC. Ông thảng thốt “Tại sao họ có thể chiếm toàn bộ đất nước này nhanh đến vậy, thần tốc hơn cả chúng tôi đã từng làm năm 2001?”.
Câu hỏi này đã được gửi tới những người Mỹ, người Afghanistan, các cựu chiến binh và các nhà quan sát quốc tế, và câu trả lời tựu chung là cuộc chiến nội bộ của người Afghanistan, rất phức tạp, nhiều tầng lớp đan xen và thật bi thảm.
Tuy nhiên trong số các nguyên nhân chính dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Afghanistan, các nhà phân tích đã nêu ra những điều lạnh gáy.
THẤT BẠI VỀ TÌNH BÁO
Taliban thần tốc đánh chiếm toàn bộ lãnh thổ Afghanistan, bao gồm cả thủ đô và dinh tổng thống cho thấy tình báo quân sự Mỹ đã thất bại trong việc phân tích, đánh giá tình hình, Bill Roggio, một quan chức cấp cao của Quỹ Bảo vệ Dân chủ (FDD) nhận định.
Ông nói với hãng tin CNBC cách đây ít giờ răng “Đây là một thất bại thảm hại về tình báo ở cấp cao nhất, và là thất bại tình báo lớn nhất” kể từ thời chiến tranh Việt Nam.
Ông Roggio nói, Taliban đã bố trí vũ khí trang bị, tổ chức lực lượng và lên kế hoạch và triển khai thực hiện “chiến dịch tấn công quy mô lớn” kể từ đầu tháng 5, trước khi bắt đầu “ra đòn quyết định” trong khi các quan chức Mỹ cho rằng chính quyền sở tại và quân đội Afghanistan có thể trụ vững thêm từ 6 tháng tới 1 năm.
Cuối tuần trước, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ nhận định thủ đô Kabul của Afghanistan sẽ sụp đổ trong vòng 90 ngày nữa. Tuy nhiên, thực tế thật phũ phàng đã xảy ra vào hôm chủ Nhật, không tới 10 ngày sau khi Taliban chiếm được Zaranj, thủ phủ cấp tỉnh đầu tiên.
TINH THẦN CHIẾN ĐẤU SỤP ĐỔ
Một trong những điểm đáng chú ý nhất là Taliban gần như không phải nổ súng trên đường họ tiến vào thủ đô Afghanistan nhưng đã khiến hàng loạt binh sĩ chính phủ đầu hàng, ông Jack Watling, một nhà nghiên cứu về khoa học quân sự và địa chính trị người Anh cho biết. Trong vòng vài năm gần đây, nhóm vũ trang này đã chiếm được quyền kiểm soát tới 50% vùng nông thôn trên khắp đất nước.
“Chúng ta không hiểu về văn hóa của các bộ lạc, chưa bao giờ. Chúng ta nghĩ mọi người muốn thứ chúng ta có. Đó là sự không thấu hiếu về văn hóa, xa rời với thực tế của họ”, Michael Zacchea, cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ nhận xét.
Và khi họ bắt đầu hành quân trong các thành phố, rất nhiều, rất nhiều binh sĩ chính phủ Afghanistan đã đầu hàng hoặc tháo chạy bởi chính quyền ở Kabul chẳng hề hỗ trợ gì cho họ.
“Taliban có thể luồn sâu vào các khu dân cư, ám sát những người chủ chốt như phi công, đe dọa gia đình của các chỉ huy, truyền thông điệp rằng nếu đầu hàng thì sẽ giữ được mạng sống cho người thân”, ông Watling nói.
“Rất nhiều người, vì thiếu sự tin tưởng rằng Kabul có thể giúp bảo vệ họ nên đã đầu hàng”. Ngày càng có nhiều người chọn con đường đó, vì thế “chiến sự chỉ nổ ra lẻ tẻ, quân chính phủ kháng cự lấy lệ do vậy sự sụp đổ nhanh chóng là tất yếu”, ông nói.
“Tốc độ sụp đổ kinh hoàng nói trên không phản ánh năng lực quân sự, mà nó phản ánh một sự sụp đổ về tinh thần chiến đấu”.
Các tin tức từ chính quyền của Tổng thống Biden về việc rút quân đã đẩy nhanh hơn quá trình sụp đổ, Stephen Biddle, Giáo sự về quan hệ quốc tế và cộng đồn thuộc Đại học Columbia nhận xét.
“Khi Mỹ tuyên bố rút quân hoàn toàn đồng nghĩa với việc gửi tới các binh sĩ quân đội và cảnh sát Afghanistan rằng chiến tranh đã đi đến hồi kết, là suy giảm động lực chiến đấu, sụp đổ về tinh thần khi không ai muốn mình là người cuối cùng cầm súng sau khi đa phần những người khác đã từ bỏ”, ông giải thích thêm.
“Một khi tín hiệu được phát đi, chẳng ai còn muốn chiến đấu nữa”, Biddle khẳng định.
“Lính Mỹ không thể chiến đấu và không nên tham gia và chết lãng nhách trong một cuộc chiến ở nơi mà tự thân các binh sĩ Afghanistan còn chẳng muốn cầm súng”, Tổng thống Mỹ Biden nói. “Chúng ta đã cho họ quá nhiều cơ hội để tự quyết định tương lai của mình. Chúng tôi không thể trang bị cho họ tinh thần chiến đấu vì tương lai đó”, ông nói
Bản thân Tổng thống Afghanistan đã rời khỏi đất nước vào tối chủ Nhật khi Taliban xông vào dinh tổng thống và tuyên bố chiến tranh “đã kết thúc”. Ông Ghani nói ông rời đi để tránh “một cuộc tắm máu”.
“Taliban đã giành chiến thắng với những cây súng và thanh kiếm của họ”, tổng thống Ghani nói.
TALIBAN LÀ ĐỘI QUÂN LÃO LUYỆN HƠN NHIỀU
Không ai tin rằng việc rút lính Mỹ là nguyên nhân chính khiến Afghanistan sụp đổ ngày hôm nay.
Kirsten Fontenrose, một chuyên gia về an ninh ở Trung Đông nói, Taliban đã trở nên lớn mạnh và hiệu quả hơn nhiều so với thập niên 1990. Bà nhận định với hãng tin CNBC:
“Họ đã trở nên dày dạn, tinh nhuệ hơn nhiều trong cả lĩnh vực quân sự lẫn phi quân sự khi theo đuổi các mục tiêu của mình, đó là thiết lập một Vương quốc Hồi giáo ở Afghanistan”. “Việc Mỹ rút quân không phải là lý do cốt lõi khiến chính quyền Afghanistan sụp đổ”.
Bà Fontenrose nói Taliban bao vây thủ đô Kabul, cắt toàn bộ các tuyến tiếp vận mà chỉnh phủ cần, đồng thời có thêm nhiều chiến lược mới rất hiệu quả.
“Taliban sử dụng mạng xã hội như là một vũ khí giết người, giống như bắn tỉa. Họ sử dụng áp bức để gây sức ép lên các thủ lĩnh bộ tộc, họ sử dụng chúng đơn giản nhưng những chiến dịch truyền thông lại hết sức hiệu quả khi đe dọa thành công những người bản địa Afghanistan làm việc, cộng tác với người Mỹ và người nước ngoài khác”, bà mô tả.
Taliban cũng cho phép các chỉ huy chiến trường tự ra quyết định, và đưa người tới các khu vực lãnh thổ do chính phủ kiểm soát để tiến hành các đợt tuyên truyền quy mô nhỏ với người dân ở đây.
Điều đó cho phép nhóm vũ trang này vượt qua được vòng vây, chốt chặn của các lực lượng chỉnh phủ Afghanistan và quân đội nước ngoài một cách hiệu quả, thu hút người dân chuyển sang ủng hộ Taliban hoặc chí ít là cũng không phản đối họ.
CHÍNH PHỦ THAM NHŨNG, QUÂN ĐỘI YẾU ỚT
Taliban tiến quân quá nhanh, hầu như không phải nổ súng trên toàn đất nước.
Chuyên gia Watling tin rằng “Taliban vẫn tiếp tục giành chiến thắng”.. “và bởi vì Quân đội Afghanistan có quá nhiều đơn vị là những ổ tham những khổng lồ vì thể không thể chỉ huy và kiểm soát hiệu quả bởi chính họ còn không biết đơn vị của mình có bao nhiêu quân số, hầu hết vũ khí trang bị đã thất lạc, bị trộm cắp hoặc đem bán, họ đích thực là một đội quân chân đất sét, hoàn toàn không có sức chiến đấu”.
Các binh sĩ thường xuyên không được đãi ngộ tốt, họ hiếm khi được trả lương đúng hạn khi đang chiến đấu xa nhà.
Rất nhiếu đơn vị đem bán trang bị của mình cho chính đối thủ Taliban để đổi lấy tiền mặt.
Bình Nguyên