8
category
576467

6 nhóm vật dụng gia đình nào cũng phải có khi có F0 tại nhà

22/12/2021 11:01

Mỗi người nên chuẩn bị những vật dụng sau đây để tránh bị động khi bản thân là F0.

Dưới đây, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga, quản trị Nhóm Bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc điều trị  tại nhà ở Hà Nội, chia sẻ những thứ cần chuẩn bị để phòng trường hợp bản thân trở thành F0.

1. Các loại máy

Trước hết cần lưu lại các số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.

Chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Máy SpO2, Máy đo huyết áp, Cặp nhiệt độ, Bình Oxy, khi cần thiết có để dùng luôn.

Các loại máy móc, thiết bị y tế nên chuẩn bị trong nhà.

2. Xà phòng, nước sát khuẩn

Cần chuẩn bị dung dịch sát khuẩn có tác dụng với virus corona là cồn ethanol, nồng độ tốt nhất là 65 – 70%.

3. Khẩu trang, găng tay và kính

Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần), chuẩn bị thêm găng tay và kính.

Nên dự trữ khẩu trang, găng tay trong nhà khi cần.

4. Nước muối sinh lý, dung dịch sát khuẩn nhỏ mũi, súc họng

Sử dụng nước muối sinh lý nhỏ mũi, súc họng 3 – 4 lần/ngày là việc nên làm.

Các dung dịch súc họng chứa một trong 2 hoạt chất povidone iodine nồng độ khoảng 1% hoặc chlorhexidin nồng độ 0,05 – 0,2% có tác dụng tiêu diệt phần lớn các loại virus thông thường nếu chúng ta súc họng đủ lâu và đúng cách.

Dung dịch Betadine 1% (có thể pha loãng với 2 phần nước) và Chlorhexidin 0,2 – 1% dùng để súc họng cũng rất có hiệu quả.

Lưu ý: Các dung dịch này có mùi vị khá khó chịu và không phù hợp với những trường hợp dị ứng i-ốt, trẻ em dưới 1 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

5. Thực phẩm chức năng và thuốc tăng cường sức đề kháng

Mỗi ngày nên uống một viên đa vi chất. Có thể bổ sung thêm vitamin C, D hoặc kẽm (Zn) tùy nhu cầu mỗi người.

6. Thuốc điều trị triệu chứng

Một trong những vấn đề hay gặp nhất khi nhiễm COVID-19 là các triệu chứng thông thường, xuất hiện triệu chứng nào thì chúng ta điều trị triệu chứng đó.

– Sốt, mất nước/điện giải: hạ sốt bằng các phương pháp dân gian hoặc dùng thuốc hạ sốt Paracetamol hoặc Ibuprofen theo đúng liều lượng được khuyến cáo. Bù điện giải bằng cách uống nước dừa, nước cam, Oresol…

– Tiêu chảy: dùng các loại lá cây, thảo dược cầm đi ngoài hoặc sử dụng berberin là thuốc có tác dụng tốt, phổ biến và chi phí thấp. Các thuốc điều trị tiêu chảy rất đa dạng, bạn có thể được tư vấn bởi các nhân viên của nhà thuốc.

Lưu ý: cần phải bù điện giải nếu bị tiêu chảy.

– Ho, khó thở: dùng các thuốc giảm ho, bổ phế, thuốc làm loãng đờm (acetyl cystein, bromhexin), thuốc chống dị ứng, các thuốc làm giãn phế quản (salbutamol).

– Dị ứng, mẩn ngứa: dùng các loại thảo dược có tính mát, chống dị ứng hoặc các loại thuốc kháng histamin chống dị ứng thông dụng như chlorpheniramin, loratadine, certirizine.

– Căng thẳng, stress, mất ngủ: đây là tình trạng rất hay gặp trong mùa dịch. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược có tính an thần nhẹ như củ bình vôi, cây nữ lang, lạc tiên, vông nem, tâm sen… Nếu quá căng thẳng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống thì cần đi khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần.

Lê Liên

Đọc nhiều