3
category
552942

5 ngày ngoại giao của Chủ tịch nước

Hải Anh 01/09/2021 19:18

Thời gian gần đây, chuyến thăm Cuba và tham dự phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đang trở thành một đề tài nóng hổi của các đối tượng thù địch. Chúng ra sức bịa đặt, mỉa mai về chiến lược ngoại giao của Việt Nam trong chuyến đi này.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp lãnh đạo các nước; thăm Công ty Pfizer

Như trên trang VOA Tiếng Việt đã đăng tải một bài viết có tiêu đề hết sức kích động, “ông Nguyễn Xuân Phúc có dám ‘kháng chỉ thiên triều’?”. Họ rêu rao rằng “liệu ông Phúc có dám dùng luật pháp quốc tế và UNCLOS-1982 để bảo vệ chủ quyển của Việt Nam ở Biển Đông?”, “Một số hoạt động sau đó của ông Phúc tại Hoa Kỳ liệu có làm nên cơm cháo gì không?”, “Sự cân bằng của Việt Nam chỉ trên lời nói, còn thực tế, Việt Nam đang nghiêng về phía Trung Quốc”

Trước hết xin điểm lại hành trình 5 ngày qua trong chuyến thăm của Chủ tịch nước. Có thể khẳng định, chuyến thăm Cuba và tham dự phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bước đầu đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Ngay trong chuyến thăm tại Cuba, ông đã đàm phán mua 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Cuba với mức giá hữu nghị. Đồng thời 2 nước đã ký kết nhiều thỏa thuận quan trọng và kế hoạch hành động chung để triển khai thực hiện Chương trình Nghị sự hợp tác kinh tế song phương, văn kiện bao trùm hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, hạ tầng du lịch, năng lượng, nông nghiệp và y tế.

Ngay trong ngày hoạt động đầu tiên tại New York, bên lề phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc khóa 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có gần 20 cuộc gặp với nguyên thủ, lãnh đạo cấp cao các nước và lãnh đạo các tổ chức quốc tế. Đặc biệt, trong cuộc gặp Chủ tịch Đại hội đồng và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Liên Hiệp Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vấn đề vaccine. Các bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, đề cao việc tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc năm 1982 về luật Biển.

Đặc biệt, phát biểu trong phiên họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định, Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của hiệp hội trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại Đông Nam Á và châu Á – Thái Bình Dương; chia sẻ tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982; thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.

Như vậy, chắc đủ để làm hài lòng những thắc mắc của VOA Tiếng Việt? Cũng xin khẳng định lại một lần nữa, sự khéo léo trong chính sách ngoại giao của Việt Nam thể hiện ở chỗ nói như không nói. Chủ tịch nước phát biểu rõ ràng trong phiên thảo luận rằng yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982. Có thể thấy, ông không hề nhắc đến Trung Quốc nhưng cũng đủ để mọi người hiểu rõ rằng ông đang nhấn mạnh luật pháp quốc tế và UNCLOS-1982 trong vấn đề bảo vệ chủ quyển của Việt Nam ở Biển Đông. Nhưng cũng cần nhắc lại, chưa một thời khắc nào chính quyền im lặng khi chủ quyền bị xâm phạm. Không chỉ trực diện bày tỏ quan điểm đó, mà Việt Nam đã làm xuyên suốt thông qua nhiều cách khác nhau của Bộ Ngoại giao và truyền thông đại chúng.

Việt Nam chấp nhận hợp tác kinh tế, tháo gỡ và đẩy mạnh các tiến trình hợp tác giữa hai quốc gia, trên tất cả các lĩnh vực ổn định phát triển đời sống an sinh xã hội, nhưng đồng thời cũng nêu quan điểm rõ ràng, thẳng thắn về đấu tranh vấn đề pháp lý liên quan đến chủ quyền.

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, có những mặt cả hai nước đang hợp tác tích cực nhưng cũng có những mặt đối lập về lợi ích và đấu tranh quyết liệt. Do đó, bên cạnh vừa đưa ra lập trường cứng rắn trong vấn đề biển Đông, chúng ta cũng vừa tăng cường quan hệ với Trung Quốc, vừa làm sâu sắc hơn quan hệ với Mỹ trên cơ sở mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước này ngày càng trở nên tốt đẹp, thực chất và hiệu quả hơn. Đó là quan điểm, lập trường và chính sách nhất quán của Việt Nam, tuyệt nhiên không phải là chúng ta đang “nghiêng về bên này để chống bên kia” như sự xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Hải Anh 

Đọc nhiều