128027
category
482383

5 cuộc đột kích thảm bại của Mỹ, vụ ở Việt Nam là nhục nhã nhất

05/03/2021 05:31

Những cuộc đột kích thảm bại của Mỹ trong quá khứ đã dạy cho quân đội nước này nhiều bài học, đặc biệt là bài học về việc chủ quan, khinh thường đối thủ và sự tin tin quá mức.

Đầu tiên là trận đột kích tại Đồi 205, Triều Tiên. Vào ngày 25/11/1950, trong khuôn khổ cuộc tấn công quy mô lớn của Mỹ vào Triều Tiên, Tiểu đoàn 8 Biệt động quân, một đơn vị được thành lập vào tháng 8, được giao nhiệm vụ đánh chiếm và bảo vệ Đồi 205, dọc theo sông Chongchon.
Người Mỹ không hề hay biết, các lực lượng chính quy của Trung Quốc đã xâm nhập vào Triều Tiên với số lượng lớn và chuẩn bị mở một cuộc phản công quy mô. Tình hình trở nên tồi tệ hơn khi đợt phản công của quân Trung Quốc xuất hiện.
Bộ binh và pháo binh Trung Quốc tràn ngập các tuyến phòng thủ của biệt động quân Mỹ trong đêm 25/11, với sáu đợt xung phong. 80 đặc nhiệm tấn công Đồi 205; khi chiếm được đồi, chỉ 47 người sống sót và phải rất cố gắng bảo vệ cao điểm này. Cuối cùng chỉ 21 lính Mỹ toàn mạng trở về.
Thứ hai là cuộc đột kích Sơn Tây, mật danh của quân đội Mỹ là chiến dịch Bờ Biển Ngà, là cuộc đột kích của đặc nhiệm Mỹ bằng trực thăng vào một trại giam ở ngoại ô phía tây thị xã Sơn Tây, cách Thủ đô Hà Nội 50 km, trong chiến tranh Việt Nam.
Vụ đột kích diễn ra vào đêm ngày 20 rạng sáng ngày 21/11/1970 do đại tá Athur Simons với biệt danh “Bò Tót” trực tiếp chỉ huy, nhằm giải thoát số phi công Mỹ đang bị bắt làm tù binh trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc do Mỹ phát động và thực hiện.
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ tham gia gồm 56 quân nhân, để thực hiện cuộc đột kích này, biệt kích Mỹ đã trải qua 170 lần diễn tập với sự tham gia của hơn 100 lính đặc nhiệm, 28 máy bay, gần 20 phi công trực thăng giỏi nhất của Mỹ.
Nhưng vụ đột kích đã thất bại vì toàn bộ tù binh phi công Mỹ đã được đưa đến một trại giam khác trước đó, do rò rỉ tin tức tình báo từ phía Mỹ, lực lượng đặc nhiệm mất một trực thăng trong lúc đột kích. Do sai sót này nên Mỹ đã cải tổ Cơ quan Tình báo một năm sau đó.
Thứ ba là Chiến dịch Eagle Claw, “thoát khỏi Tehran”. Khi cuộc khủng hoảng con tin ở Tehran kéo dài, chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, bắt đầu xem xét các phương án quân sự để giải quyết tình trạng bế tắc.
Quân đội Mỹ đã lên kế hoạch giải cứu con tin bằng đường hàng không, chủ yếu sử dụng các lực lượng Biệt động và Lực lượng Delta. Cuộc đột kích có nhiều phương án và được dàn dựng cẩn thận, một bước sai có thể dẫn đến cái chết của hàng chục con tin, hoặc thêm một số đặc nhiệm Mỹ vào danh sách con tin.
Nhưng vào ngày của cuộc đột kích, mọi thứ diễn ra không đúng hướng. Một số trực thăng gặp trục trặc kỹ thuật, khiến đội đặc nhiệm có quá ít máy bay và đành bỏ dở điệp vụ giữa chừng.
Sau khi lệnh hủy bỏ chiến dịch được đưa ra, một trực thăng đã đâm vào một trong những chiếc vận tải cơ C-130, khiến 8 quân nhân thiệt mạng. Cuộc đột kích thất bại đã khiến ông Carter thua cuộc, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.
Thứ tư là cuộc đột kích “Ba ngày bối rối” tại Grenada. Việc lật đổ Chính phủ Grenada là một hoạt động nằm trong khả năng của quân đội Mỹ. Mặc dù được bảo vệ bởi các binh sĩ Grenada và Cuba, Chính phủ Grenada vẫn có rất ít khả năng, để chống lại một cuộc tấn công phối hợp của Mỹ.
Nhưng lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã gặp phải một loạt vấn đề. Đánh giá không đúng về thời tiết, đã dẫn đến việc bốn lính SEAL của Hải quân Mỹ chết đuối vào đêm 23/10/1983; cuộc đột kích vào nhà tù Richmond Hill gặp phải hỏa lực bất ngờ từ các khẩu đội phòng không.
Nỗ lực chiếm một doanh trại trống vào ngày 27/10, đã dẫn đến vụ tai nạn của ba máy bay trực thăng và cái chết của ba lính Biệt động. 13 trong số 19 lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc xâm lược Grenada là đặc nhiệm. Các chỉ huy đổ lỗi cho thông tin liên lạc kém và sự hiểu biết kém của các sĩ quan về năng lực của đặc nhiệm.
Thứ năm là cuộc đột kích ở Mogadishu. Vào ngày 3/10/1993, trong nỗ lực bắt giữ lãnh chúa Mohammed Farah Aidid, một nhóm đặc nhiệm Biệt động quân và Delta của Mỹ đã cố gắng thực hiện một cuộc đột kích, nhằm vào các mục tiêu ở trung tâm thủ đô Mogadishu.
Cả hai mũi nhọn của chiến dịch đều nhanh chóng gặp trục trặc; các phương tiện mặt đất phải vật lộn để tìm đường đến khu vực mục tiêu, trong khi một trong những chiếc trực thăng bị rơi sau khi trúng một quả đạn chống tăng.
Trận hỗn chiến sau đó kéo dài gần hết đêm, và dẫn đến vụ tai nạn của một chiếc trực thăng khác, thiệt mạng 19 đặc nhiệm Mỹ và cái chết của hơn một nghìn người Somalia.

Những hình ảnh cực kỳ hiếm hoi trong chiến dịch đột kích thất bại thảm hại của Mỹ vào Mogadishu, Somali. Cuộc đột kích này sau đó đã được chuyển thể thành bộ phim nổi tiếng, mang tên “Ó Đen gãy cánh”

Tiến Minh

Đọc nhiều