4.800 tỷ kéo điện qua Côn Đảo và bài toán kinh tế của đất nước

27/03/2021 12:54

Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương đưa điện từ đất liền ra Côn Đảo với chi phí dự kiến là 4.800 tỷ đồng. Đã có thắc mắc vì sao không dùng các loại hình năng lượng khác, tại chỗ mà phải kéo điện lưới từ đất liền ra đảo? Liệu phương án này có khả thi?… Những thắc mắc rất chính đáng, thậm chí là đáng mừng vì người dân đang thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề kinh tế của đất nước nhưng thiết nghĩ khi Chính phủ đồng ý cấp điện cho Côn Đảo thì chắc hẳn đã có đơn vị nghiên cứu, tư vấn để đưa ra các giải pháp ưu việt nhất khi thực hiện.

Được biết, Côn Đảo không có đất, chủ yếu là đất rừng của vườn quốc gia, hơn nữa do Côn Đảo có đặc điểm khí hậu thời tiết không giống trong đất liền, mưa nhiều, trời nhiều mây, âm u… nên không thể lắp pin mặt trời cho đủ nguồn cung. Năng lượng gió thường không ổn định, chỉ có thể được khai thác tại một số địa điểm nhất định nơi tốc độ gió cao, đều, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều nhược điểm như: việc xây dựng cơ sở hạ tầng tốn kém, trải dài có thể làm ảnh hưởng đến cảnh quan, phá vỡ vẻ đẹp sự nguyên sơ của 1 hòn đảo đang được bảo tồn với nhiều di tích lịch sử. Ngoài ra các tuabin điện gió có độ ồn cao, thiết bị vật tư bảo trì bảo dưỡng đắt đỏ, không có sẵn, nguy cơ bị tàn phá bởi các cơn bão cao….

Điện gió và điện mặt trời tuy là năng lượng xanh nhưng tính ổn định thấp, không đảm bảo cung ứng an toàn, liên tục vì chúng mang yếu tố bất định, phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, khí hậu. Một ví dụ cụ thể là ở đảo Phú Quý đã làm 3 tua bin điện gió nhưng hoạt động thiếu hiệu quả nên vẫn phải chạy 8 máy Diezel là chính. Hơn nữa, điện gió và điện mặt trời đòi hỏi rất lớn về diện tích và chi phí xây dựng, ví dụ nhỏ như trang trại gió Twin Groves ở bang Illinois Mỹ rộng có… 89km2 và chi phí xây dựng 700 triệu USD (thời giá 2008). Năm 2012, Bloomberg ước tính rằng năng lượng từ các tuabin gió ngoài khơi có giá 161 Euro (208 đô Mỹ) cho mỗi MWh, tính rà 0,208 đô Mỹ cho mỗi KWh, so ra tiền Việt là ~4.800 đồng, giá điện sinh hoạt hiện nay tối đa là 2.536 đồng cho 1 KWh. Làm thế EVN lại bù lỗ mệt nghỉ.

Thực ra, trước đó đã có nhà đầu tư đến từ Na Uy để tìm hiểu đầu tư dự án điện khí LNG tại Côn Đảo nhưng do không hiệu quả nên đã rút và tỉnh Vũng Tàu cũng đã thu hồi chủ trương. Đặc biệt, hiện nay Côn Đảo cần sự phát triển nhưng các nhà đầu tư đều mong chờ có điện ổn định mới triển khai đầu tư. Bởi, dân số cơ học của hòn đảo này đang tăng nhanh, lượng du khách đến với Côn Đảo đã vượt quy hoạch.

Quan trọng hơn, Côn Đảo có diện tích 76 km2 và chỉ cách đất liền 100km, cách đảo Riau của Indonesia là 400 km, cách Kalentan của Mã Lai 500km, cách Singapore 800km và cách Trường Sa chỉ 350 km, điều này đồng nghĩa Côn Đảo đủ để xây một căn cứ địa nhỏ nhằm kiểm soát khu vực. Đưa điện lưới quốc gia ra các đảo là chiến lược quan trọng của Đảng, Nhà nước, không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế biển, đảo mà trên hết là xây dựng hệ thống đảo trở thành tuyến phòng thủ vững chắc bảo vệ chủ quyền.

Từng đó chắc đủ lý do để trả lời cho lời lu loa của Phạm Minh Vũ rằng đây là một dự án không khả thi và không được ông Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt chu đáo?

Năm Tui

* Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả

Đọc nhiều