14 tỷ USD – Cuộc đua quyền lực đắt đỏ nhất lịch sử Mỹ
Các chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng, Thượng Viện và Hạ Viện Mỹ năm nay đã tiêu tốn khoảng 14 tỷ USD.
Theo Center for Responsive Politics (CRP), một nhóm chuyên theo dõi chi tiêu bầu cử và vận động chính sách, chi phí cho cuộc tranh cử ở Mỹ năm nay gần gấp đôi chi phí của cuộc đua năm 2016 và cao hơn gấp 3 lần so với năm 2000.
Trong đó, mức chi tiêu lớn nhất chắc chắn thuộc về cuộc đua vào Nhà Trắng của hai ứng cử viên đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Tuy nhiên, những cuộc đua ở các cấp Thượng Viện và Hạ Viện cũng gay cấn và đắt đỏ không kém.
Theo CRP, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đương nhiệm của Nam Carolina, Lindsey Graham, đã dễ dàng đánh bại đối thủ là Jaime Harrison, người đã chi kỷ lục 108 triệu USD được quyên góp từ đảng Dân chủ trên cả nước cho chiến dịch tranh cử của mình.
Theo CRP, phần lớn số tiền quyên góp để giúp ông Graham chiến thắng là đến từ ngoài tiểu bang.
Ông Amy McGrath ở Kentucky cũng “chịu đòn” khi đối đầu với ông Mitch McConnell của đảng Cộng hòa, một thượng nghị sĩ từ năm 1985, người mà đảng Dân chủ hy vọng có thể “lật kèo” do ông không muốn thỏa hiệp.
Chiến dịch của ông McGrath, một cựu phi công chiến đấu cơ Thủy quân lục chiến, cũng đã tiêu tốn 88 triệu USD. Đây được coi là cuộc chạy đua vào Thượng viện tốn kém thứ hai trong lịch sử nước Mỹ.
Đảng Cộng hòa cũng mất một số khoản đầu tư đắt đỏ: các nhà tài trợ trên toàn quốc ủng hộ khoảng 10 triệu USD để ngăn chặn ông Alexandria Ocasio-Cortez của New York, người đã tích lũy quyền lực đáng kể ở Hạ viện.
Đối với các chuyên gia tài trợ chiến dịch, những khoản đầu tư đắt đỏ khẳng định rằng tiền không phải là yếu tố duy nhất để giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử và không thể thay đổi cục diện chính trị trong một sớm một chiều.
Ông Michael Bloomberg, một trong những người giàu nhất thế giới, đã học được một bài học rằng, tiền không thể mua cho ông một vị trí trong nhiệm kỳ. Cựu thị trưởng New York đã chi 550 triệu USD cho quảng cáo – một kỷ lục cho một chiến dịch tranh cử – nhưng chiến dịch này thu hút được rất ít lá phiếu cử tri.
Gây quỹ là chìa khóa của các chiến dịch tranh cử, nhưng rõ ràng tiền không có nhiều tác dụng trong việc làm đảo ngược tình hình. Tuy vậy, các khoản tiền vẫn tiếp tục đổ vào.
Đối với Michael Malbin, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Bang New York, sự phân cực rõ rệt trong những năm tổng thống Donald Trump lãnh đạo đã đóng một vai trò lớn trong việc thúc đẩy các nhà tài trợ.
Do đó, không có gì ngạc nhiên khi số tiền lớn nhất tập trung vào các ứng cử viên như McConnell, Graham và Ocasio-Cortez, những chính trị gia kích động niềm đam mê của cử tri.
Nhưng trong khi hàng nghìn nhà tài trợ đóng góp cho các trận chiến đỉnh cao, “90% dân chúng ở đất nước này bị thiếu hụt tài chính” Malbin nói.
“Tiền sẽ đến từ những ứng viên có quá nhiều tiền mà họ không biết phải làm gì”, ông nói thêm.
Việc dễ dàng quyên góp trực tuyến cũng đã thay đổi trò chơi, kể từ khi Đảng Dân chủ ra mắt nền tảng trực tuyến ActBlue vào năm 2004.
“Nó trở nên vô cùng dễ dàng, đó là Amazon của chính trị,” Malbin nói. “Tất cả những gì bạn phải làm là nhấp chuột.”
Nếu một điều rõ ràng là chi tiêu cho các chiến dịch khó có thể giảm xuống ở một quốc gia có ít giới hạn về tài chính cho các cuộc bầu cử.
Evers-Hillstrom cho biết: “Nếu chúng ta tiếp tục phân cực như hiện tại, chúng ta sẽ phải chi nhiều tiền hơn”
Thùy Dung/DT