1/3 các nhà quảng cáo hàng đầu thế giới tẩy chay Facebook
Cuộc khảo sát gần đây chỉ rõ, gần 1/3 các nhà quảng cáo hàng đầu thế giới đang xem xét tham gia cuộc tẩy chay Facebook.
Cuộc khảo sát của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới tiết lộ về sự phản đối chưa từng có đối với Facebook. Theo đó, 1/3 trong số 58 nhà quảng cáo hàng đầu, với các thành viên lớn kiểm soát gần 100 tỷ USD chi tiêu quảng cáo toàn cầu, có khả năng tạm dừng quảng cáo. Khoảng 40% còn lại cũng đang xem xét làm tương tự.
Tính đến 29/6, nhiều tên tuổi lớn đã tham gia vào chiến dịch trên như Ford, Adidas, Honda, Verizon, Diageo và Unilever.
Các nhà quảng cáo khác như Starbucks và Coca-Cola đã tạm dừng tất cả quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội, dù chưa tuyên bố ủng hộ chiến dịch. Việc tẩy chay cũng lan rộng ra bên ngoài nước Mỹ.
Hôm 30/6, Britvic, chủ sở hữu các nhãn hiệu đồ uống Fruit Shoot và Robinsons cho biết đã ngừng tất cả quảng cáo trên nền tảng Facebook vào tháng tới và kêu gọi nền tảng truyền thông xã hội này hành động mạnh mẽ hơn đối với nội dung độc hại và thông tin sai lệch.
Volkswagen cũng vừa tuyên bố tham gia tẩy chay, Honda Châu Âu cũng từ chối quảng cáo trên Facebook.
Stephan Loerke, giám đốc điều hành của Liên đoàn các nhà quảng cáo thế giới, nói ngành quảng cáo đang bắt đầu yêu cầu những thay đổi lớn từ các nền tảng truyền thông xã hội. Ngoài ra, một số nhà quảng cáo còn bị thúc đẩy bởi mong muốn duy trì sự an toàn cho thương hiệu của họ, phản đối quảng cáo của họ xuất hiện bên cạnh nội dung không phù hợp.
Tập đoàn dầu khí BP họ cũng đang tạm dừng quảng cáo trên Facebook để hỗ trợ cho chiến dịch “#StopHateforProfit”.
Làn sóng tẩy chay Facebook lan nhanh trong bố cảnh nỗ lực mới nhất của tập đoàn này nhằm thực hiện chiến dịch chạy khắp châu Âu, Trung Đông và châu Phi khuyến khích người dùng “dập tắt tin tức giả mạo”.
Theo đó người dùng Facebook nên cân nhắc 3 câu hỏi khi đọc tin tức trên nền tảng này: “Nó từ đâu?”, “Nó thiếu điều gì?” và “Bạn cảm thấy thế nào?”. Mục đích là để thúc đẩy các nguồn đáng tin cậy kể toàn bộ mà không phải một phần câu chuyện để kích động phản ứng.
Chiến dịch đã gây ra nhiều chỉ trích, bởi vì đẩy việc giữ an toàn cho Facebook sang người dùng. “Tại sao người dùng Facebook nên làm điều mà một tập đoàn trị giá 500 tỷ USD từ chối làm?”, Nick Robinson nói trên chương trình BBC Radio.
PV/TP